• Kinh nghiệm mua
    • Tin tức
    • Tin thị trường
    • Phân tích - nhận định
    • Chính sách - Quản lý
    • Thông tin quy hoạch
    • Bất động sản toàn cầu
    • Tư vấn luật
    • Kinh nghiệm
    • Kinh nghiệm mua
    • Kinh nghiệm thuê
    • Kinh nghiệm bán
    • Kinh nghiệm cho thuê
    • Kiến trúc - Xây dựng
    • Xây dựng
    • Vật liệu xây dựng
    • Kiến thức xây dựng
    • Giải pháp xây dựng
    • Kiến trúc
    • Tư vấn thiết kế
    • Kiến trúc xưa và nay
    • Thế giới kiến trúc
    • Nhà đẹp
    • Mẫu nhà đẹp
    • Nội - Ngoại thất
    • Ngoại thất
    • Nội thất
    • Nội thất phòng khách
    • Nội thất phòng ngủ
    • Nội thất phòng bếp
    • Nội thất phòng tắm
    • Nội thất toàn cảnh
    • Tư vấn nội ngoại thất
    • Phong thủy
    • Phong thủy toàn cảnh
    • Tư vấn phong thủy
    • Phong thủy nhà ở
    • Phong thủy văn phòng
    • Phong thủy theo tuổi

Cách giải quyết khó khăn cho trường hợp mua đất mà không có lối đi

Cập nhật: 26/12/2019 | 11:31:18 AM

Thực tế không ít trường hợp người mua đất gặp khó khăn vì mua phải lô đất nhưng không có lối đi; bốn phương, tám hướng đều bị nhà đất của người khác bao vây. Càng khó khăn hơn nếu không may mâu thuẫn với hàng xóm thì họ không chịu mở lối đi, hoặc nhiều trường hợp chủ của lô đất kế bên đòi một lượng tiền lớn mới chịu mở lối đi.

Nhằm giúp những chủ đất giải quyết được khó khăn nêu trên nay tôi sẽ phân tích một cách cụ thể về vấn đề này để mọi người được biết nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.

Cách giải quyết khó khăn cho trường hợp mua đất mà không có lối đi

Tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, khi rơi vào trường hợp nêu trên thì chủ lô đất không có lối đi liên hệ với chủ sở hữu kế bên để thỏa thuận mở một lối đi hợp lý.

Lưu ý, lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Đồng thời, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp chủ của bất động sản kế bên không chịu mở lối đi (vì có mâu thuẫn với mình hoặc đòi tiền cao hay vì lý do khác) thì có thể yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để được mở lối đi phù hợp.

(Nguồn: Cafeland.vn)

Thiết kế 2019 © Kênh thông tin bất động sản Việt Nam