• Tin thị trường
    • Tin tức
    • Tin thị trường
    • Phân tích - nhận định
    • Chính sách - Quản lý
    • Thông tin quy hoạch
    • Bất động sản toàn cầu
    • Tư vấn luật
    • Kinh nghiệm
    • Kinh nghiệm mua
    • Kinh nghiệm thuê
    • Kinh nghiệm bán
    • Kinh nghiệm cho thuê
    • Kiến trúc - Xây dựng
    • Xây dựng
    • Vật liệu xây dựng
    • Kiến thức xây dựng
    • Giải pháp xây dựng
    • Kiến trúc
    • Tư vấn thiết kế
    • Kiến trúc xưa và nay
    • Thế giới kiến trúc
    • Nhà đẹp
    • Mẫu nhà đẹp
    • Nội - Ngoại thất
    • Ngoại thất
    • Nội thất
    • Nội thất phòng khách
    • Nội thất phòng ngủ
    • Nội thất phòng bếp
    • Nội thất phòng tắm
    • Nội thất toàn cảnh
    • Tư vấn nội ngoại thất
    • Phong thủy
    • Phong thủy toàn cảnh
    • Tư vấn phong thủy
    • Phong thủy nhà ở
    • Phong thủy văn phòng
    • Phong thủy theo tuổi

Bất động sản 24h: Dân gặp khó vì quy hoạch treo bất hợp lý

Cập nhật: 13/12/2019 | 6:07:17 PM

Khu dân cư bị quy hoạch treo hơn 11 năm; Những điều không nên bỏ qua khi mua nhà cũ; GDP bình quân tăng 25,4% sau khi đánh giá lại... là những thông tin nổi bật trong 24h qua.

Hình minh họa 

Khu dân cư bị quy hoạch treo hơn 11 năm

Các hộ dân ở đường Số 16 và đường Hoàng Diệu 2 (khu phố 1, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) bị rơi vào tình cảnh bị quy hoạch treo hơn 11 năm nay, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Khu dân cư nằm liền kề Trường Đại học Ngân hàng TPHCM có hơn 50 hộ dân, là một khu dân cư lâu đời, ổn định, được phân định bởi đường Hoàng Diệu 2, đường Số 16 và tường rào, lối đi nhỏ cách biệt khuôn viên nhà trường. Năm 2008, UBND quận Thủ Đức ra Quyết định 1582/2008 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 xây dựng khu dân cư phía Đông đường Kha Vạn Cân, theo đó khu dân cư nằm liền kề Trường Đại học Ngân hàng TPHCM trở thành “đất công trình giáo dục”. Hơn 11 năm qua, quyền lợi hợp pháp về nhà đất của 50 hộ dân bị hạn chế, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Những điều không nên bỏ qua khi mua nhà cũ

Cần xem xét tình hình an ninh nơi dự định sinh sống. Bạn nên đến xem nhiều lần vào các khoảng thời gian trong ngày: sáng, chiều, tối và trong các điều kiện thời tiết khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng căn nhà cũng như tình trạng môi trường, giao thông quanh khu vực, để chắc chắn rằng bạn có thể thích nghi với ngôi nhà trong mọi thời điểm.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan xung quanh như quy hoạch chung của khu vực, an ninh trật tự, tiếng ồn, hàng xóm, điện nước, chợ búa, trường học… Tất cả các vấn đề này rất cần thiết, vì đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn và gia đình. Thực tế chỉ cần bỏ vài giờ đồng hồ để tham quan xung quanh cũng như trò chuyện cùng các cư dân ở đó bạn có thể nắm được toàn bộ thông tin.

GDP bình quân tăng 25,4% sau khi đánh giá lại

Quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010-2017, trong đó năm 2011 có tỷ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỷ lệ tăng thấp nhất là 23,8%. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt gần 6,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 1,3 triệu tỷ so với số liệu đã công bố.

Với tỷ lệ tăng 25,4% GDP, tổng giá trị của nền kinh tế đã tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm. Trong đó, cả 3 lĩnh vực của kinh tế đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng khá lớn.

Hà Nội tính lập quy chế riêng để quản lý chung cư

Tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện Hà Nội có 833 chung cư thương mại, 174 chung cư tái định cư đã đi vào hoạt động. Trong đó, 596/833 chung cư thương mại, 82/174 chung cư tái định cư đã thành lập ban quản trị; 316 chung cư thương mại, 50 chung cư tái định cư đã bàn giao kinh phí bảo trì 2%.

Tuy nhiên thời gian qua đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện giữa các cư dân với ban quản trị, ban quản trị với chủ đầu tư hoặc nội bộ ban quản trị, mà nguyên nhân đến từ những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức hội nghị nhà chung cư, việc bầu và công nhận ban quản trị, sử dụng quỹ bảo trì,… Trong đó câu chuyện về việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư được xem là nan giải nhất.

(Nguồn: cafeland.vn)

Thiết kế 2019 © Kênh thông tin bất động sản Việt Nam