• Tư vấn nội ngoại thất
    • Tin tức
    • Tin thị trường
    • Phân tích - nhận định
    • Chính sách - Quản lý
    • Thông tin quy hoạch
    • Bất động sản toàn cầu
    • Tư vấn luật
    • Kinh nghiệm
    • Kinh nghiệm mua
    • Kinh nghiệm thuê
    • Kinh nghiệm bán
    • Kinh nghiệm cho thuê
    • Kiến trúc - Xây dựng
    • Xây dựng
    • Vật liệu xây dựng
    • Kiến thức xây dựng
    • Giải pháp xây dựng
    • Kiến trúc
    • Tư vấn thiết kế
    • Kiến trúc xưa và nay
    • Thế giới kiến trúc
    • Nhà đẹp
    • Mẫu nhà đẹp
    • Nội - Ngoại thất
    • Ngoại thất
    • Nội thất
    • Nội thất phòng khách
    • Nội thất phòng ngủ
    • Nội thất phòng bếp
    • Nội thất phòng tắm
    • Nội thất toàn cảnh
    • Tư vấn nội ngoại thất
    • Phong thủy
    • Phong thủy toàn cảnh
    • Tư vấn phong thủy
    • Phong thủy nhà ở
    • Phong thủy văn phòng
    • Phong thủy theo tuổi

Ảnh hưởng của nấm mốc đến ngôi nhà​

Cập nhật: 19/12/2019 | 6:30:30 PM

Thời tiết nồm ẩm khiến nấm mốc phát triển, gây hoen ố tường, trần nhà; làm giảm tính năng của vật liệu; ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Không gian sống xanh hướng đến độ bền theo thời gian, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thích ứng với khí hậu tại nơi xây dựng. Tuy nhiên, khí hậu nồm ẩm đặc trưng của miền Bắc thường gây ẩm mốc và ăn mòn vật liệu là thách thức không nhỏ cho công trình từ phần thô đến hoàn thiện nội thất.

Khoảng thời gian giao mùa cuối đông đầu xuân, độ ẩm không khí tăng cao dẫn đến hiện tượng trời nồm (đổ mồ hôi). Nấm mốc có cơ hội sinh sôi, phát triển, thường ở những nơi như trần nhà, góc nhà, chân tường. Chúng tạo nên những vết đen, ố vàng loang lổ, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của căn nhà. Nấm mốc cũng làm giảm đáng kể tính năng của vật liệu.

Không gian sống bị ô nhiễm bởi nấm mốc còn ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ước tính khoảng gần 40% số loài nấm mốc có thể sản sinh độc tố. Mức độ độc của chúng khác nhau có thể gây nguy hiểm, nhất là với hệ hô hấp.

Ảnh hưởng của nấm mốc đến ngôi nhà​
Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng đến ngôi nhà và sức khỏe của gia đình.

Nằm trong xu thế phát triển đô thị thông minh, không gian sống sử dụng vật liệu xây dựng xanh, có khả năng chống ẩm mốc được nhiều gia đình lựa chọn.

Chị Hoàng Thị Dung (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết, chị rất sợ không khí nồm ẩm vì tích tụ nấm mốc trong căn nhà, làm mất đi không khí trong lành. Khi sửa sang ngôi nhà, chị dùng vật liệu hoàn thiện nội thất trần tường có chức năng chống nồm ẩm như thạch cao nên tình hình được cải thiện. Bên cạnh lợi ích về công năng, thạch cao thuộc nhóm vật liệu nhẹ, xanh phù hợp với xu hướng xây dựng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thạch cao của nhiều thương hiệu khác nhau. Một trong những gợi ý có thể kể đến là tấm thạch cao Vĩnh Tường với khả năng chống nồm ẩm.

Đại diện nhãn hàng cho biết, tấm thạch cao chịu ẩm Vĩnh Tường (hay còn gọi tấm thạch cao chịu ẩm Gyproc) có thành phần lõi thạch cao và giấy được trộn với phụ gia chống ẩm, độ hút nước dưới 5% khối lượng giúp chống nồm ẩm tốt hơn. Tấm thạch cao chịu ẩm khi kết hợp với khung xương Vĩnh Tường có lớp mạ nhôm kẽm giúp chống rỉ sét, tránh bị tác động của hơi ẩm, nhất là khu vực có sương muối, góp phần tạo nên giải pháp chống nồm cho ngôi nhà.

(Nguồn: vnexpress.net)

Thiết kế 2019 © Kênh thông tin bất động sản Việt Nam